Chuyên mục
Sức khỏe

Người bệnh tiểu đường có ăn bánh ướt được không?

Bánh ướt là một trong những món ăn tạo nên nền ẩm thực Việt Nam. Nhưng vì có thành phần tinh bột cao nên không phải ai cũng có thể ăn được món này. 

Vậy “Người bệnh tiểu đường có ăn bánh ướt được không?” là thắc mắc của nhiều người. Bởi vì những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn phải xem xét, hạn chế những thực phẩm có chứa lượng tinh bột cao. Giúp bệnh nhân không bị ảnh hưởng đến đường huyết.

Thông qua bài viết này, Vinamafs.com sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích để giải đáp về bánh ướt dành cho người bị tiểu đường. 

Bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh gì?
Bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Bệnh tiểu đường còn có tên gọi là bệnh đái tháo đường,  có tốc độ tăng trưởng khá cao ở mọi độ tuổi tại nước ta. Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể bị giảm hoặc kháng insulin ngoại vi, dẫn đến sự tăng trưởng lượng glucose trong máu. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất là: uống nước nhiều, hay khát, đi tiểu nhiều và mắt bắt đầu nhìn mờ. 

Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, thận, thần kinh ngoại vi, thận và dễ bị nhiễm khuẩn. Nặng hơn là gây ra đột quỵ ở người bệnh. 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, bệnh nhân cần phải lưu ý về chế độ ăn uống. Bệnh nhân nên được xây dựng thực đơn dinh dưỡng một cách khoa học, theo chỉ định của bác sĩ. 

Người bị tiểu đường ăn bánh ướt được không?

Người bị tiểu đường ăn bánh ướt được không?
Người bị tiểu đường ăn bánh ướt được không?

Câu trả lời là “Có”. Đối với bánh ướt, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn ở mức vừa phải. Đồng nghĩa, họ phải ăn theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được ăn bánh ướt nhiều lần trong ngày hoặc ăn nhiều ngày liên tục.

Bởi vì, trong bánh ướt với thành phần chính là tinh bột, nên chỉ số đường huyết thực phẩm cũng thuộc loại khá cao. Do đó, nếu người bệnh ăn quá nhiều sẽ khiến cho đường huyết trong máu tăng cao, làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, thần kinh, thận,..

Thực phẩm được chia thành hai nhóm chỉ số đường huyết thực phẩm: cao và trung bình, thấp. Với nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm cao, gồm: tinh bột, đường, sữa động vật…và thực phẩm trung bình, thấp gồm: sữa thực vật, rau củ quả không tinh bột…

Chỉ số đường huyết của một số thực phẩm
Chỉ số đường huyết của một số thực phẩm

Theo bác sĩ chuyên gia về sức khỏe, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều thực phẩm thuộc nhóm chỉ số đường huyết thực phẩm cao. Để kiểm soát được đường huyết, mà cơ thể bệnh nhân vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, không bị thiếu chất. Thì người bệnh nên có chế độ ăn thích hợp, hài hòa giữa các thực phẩm có chỉ số cao, trung bình và thấp. 

Cách ăn bánh ướt dành cho người bệnh tiểu đường

Cách ăn bánh ướt dành cho người bệnh tiểu đường
Cách ăn bánh ướt dành cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần ăn đúng cách, đúng liều lượng để không tăng đường huyết, cụ thể như sau:

  • Không nên ăn bánh ướt nhiều lần trong ngày và nhiều ngày liên tục trong tuần. 
  • Người bệnh nên ăn một lượng vừa phải vào một bữa và những bữa còn lại đổi sang thực phẩm có chỉ số trung bình, thấp như: khoai lang, bún/miến/nui gạo lứt, yến mạch,… Sự hài hòa giữa các thực phẩm này sẽ đảm bảo lượng dưỡng chất nạp vào cơ thể người bệnh.
  • Nên ăn bánh ướt kèm với nhiều rau xanh, nhưng hạn chế ăn giò, chả, nem,.. hoặc các món ăn chứa nhiều chất béo khác. Chỉ nên ăn 1 lát mỏng đừng ăn quá nhiều.

Vinamafs.com hy vọng những thông tin trên giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, cũng như biết cách lên thực đơn hằng ngày để dễ dàng kiểm soát đường huyết. Kèm theo đó, bạn cũng cần duy trì chế độ luyện tập, uống thuốc và đi khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *