Chuyên mục
Sức khỏe

Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không? đây là vấn đề gây tranh cãi rất nhiều vì trong khoai lang có chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt. Trong bài viết này Vinamafs sẽ giải đáp cho bạn về thắc mắc trên.

Đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh câu hỏi “Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?” có người cho là có thể ăn nhưng ở mức độ vừa phải nhưng cũng có nhiều người cho là không nên ăn cần kiêng tuyệt đối vì khoai lang có chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt. Vậy có nên ăn hay là không hãy chúng tôi tìm hiểu trong chuyên mục Sức khỏe Vinamafs nhé!

Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang là loại củ có nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như Vitamin A ở dạng beta carotene, chất đạm, chất xơ, canxi, magiê, phốt pho, kali, kẽm, vitamin C, vitamin B-6, folate, vitamin K. Với lượng calo thấp, khoai lang có khả năng cân bằng hàm lượng insulin trong cơ thể, giảm lượng đường trong máu.

Vì vậy, người bị tiểu đường vẫn có thể ăn được khoai lang dù trong nó có chứa carbohydrate nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trong chừng mực cho phép. Tuy rằng, carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu nhưng hàm lượng chất xơ cao trong nó lại giúp cơ thể no lâu, giúp giảm thiểu khối lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Và quan trọng chất xơ có thể giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột.

Người bị tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào?

Dù cho người bị tiểu đường có thể ăn khoai lang được nhưng vẫn nên lưu ý khi ăn vì nó là loại củ có chứa tinh bột. Nên quan trọng nhất là phải kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày để tránh các tác dụng tiêu cực.

Bạn nên hỏi chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra khẩu phần ăn phù hợp nhất thường thì người bị tiểu đường nên ăn khoảng nửa củ khoai lang kích cỡ trung bình tương đương với 15 gam tinh bột.

Bạn nên luộc khoai để ăn chứ không nên nướng vì có thể làm tăng chỉ số đường huyết của loài thực phẩm này.

Nếu như đã ăn khoai lang rồi thì cần phải giảm các thực phẩm có chứa tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể. Và cần kết hợp bổ sung thêm rau xanh trong khẩu phần ăn để giảm lượng đường hấp thụ.

Loại khoai nào thì phù hợp với bị người tiểu đường?

Loại khoai nào thì phù hợp với bị người tiểu đường?

Dưới đây là 3 loại khoai lang phù hợp với người bị tiểu đường bạn nên cân nhắc khi mua:

Khoai lang ruột cam

Đây là loại khoai rất phổ biến trên thị trường. Loại khoai này có vỏ màu nâu đỏ và ruột màu cam bên trong. Loại khoai này có lượng chất xơ cao hơn khoai tây. Vì vậy loại khoai này có chỉ số đường huyết (Gl) thấp và khiến cho nó trở thành một lựa chọn lành mạnh hơn cho những người bị mắc bệnh tiểu đường. Nên ăn luộc vì có giá trị Gl thấp hơn chiên, rán và nướng.

Khoai lang tím

Khoai lang tím rất tốt cho sức khỏe của người bị tiểu đường. Nó có màu tím cả vỏ ngoài lẫn bên trong. Loại khoai lang này còn có lượng đường huyết thấp hơn cả khoai lang ruột cam. Ngoài các chất dinh dưỡng có trong tất cả các loại khoai thì khoai lang tím còn chứa anthocyanin. Đây là một hợp chất polyphenolic mà theo nhiều nghiên cứu nó có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa ngừa béo phì và nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm tiêu hóa carbohydrate trong ruột.

Khoai lang nhật ( Satsuma Imo)

Khoai lang nhật hay được gọi là khoai lang trắng mặc dù nó có màu tím ở ngoài và màu vàng bên trong. Loại khoai này có chứa caiapo có thể giảm đáng kể mức nhịn ăn và đường huyết trong hai giờ. Đây cũng là chất có thể giảm được lượng cholesterol trong cơ thể.

Lưu ý cho người bị tiểu đường khi ăn khoai lang

  • Điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp: Theo các chuyên gia thì người bị tiểu đường chỉ nên ăn 40-50 gam tinh bột cho một bữa chính. Trong khi đó 100 gam khoai có chứa 20 gam tinh bột. Như vậy bạn có thể ăn 200 gam khoai lang cho mỗi bữa chính.
  • Hạn chế tinh bột từ thực phẩm khác: Nếu bạn ăn 200 gam khoai lang như vậy là đã đủ lượng tinh bột cho bạn hàng ngày nên không nên bổ sung các thực phẩm chứa tinh bột khác.
  • Kết hợp ăn rau xanh với trái cây: Rau xanh và trái cây cung cấp vitamin, chất xơ giúp giảm bớt hấp thụ đường, vừa cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa biến chứng khác.
  • Không nên ăn thường xuyên: Dù không gây tăng đường huyết nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, quá thường xuyên. Cần có chế độ ăn hợp lý và thay đổi món liên tục để tránh nhàm chán.
  • Nên ăn vào buổi sáng: Bạn nên ăn khoai lang vào buổi sáng để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể. Còn vào bữa trưa và tối bạn có thể ăn ít khoai lang hơn để bổ sung các nhóm vitamin, chất xơ, hay chất đạm từ các thực phẩm khác.
  • Không ăn khoai lang sống: Vì khoai lang sống có lượng đường cao hơn so với khoai lang chín và có ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.

Như vậy Vinamafs đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Người bị tiểu đường ăn khoai lang được không?” hy vọng rằng những thông tin trên hữu ích cho bạn và có chế độ ăn khoai lang phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *